Tổng quan Hoa_Lư_tứ_trấn

Quá trình hình thành

Trên 30 di tích khảo cổ học thời tiền sử đã được phát hiện ở khu vực quần thể di sản thế giới Tràng An đã khẳng định có một truyền thống cư trú của người tiền sử ở Tràng An, một truyền thống sử dụng vùng đất, vùng biển của người tiền sử với nhiều nền văn hóa tiếp nối liên tục, kéo dài tới 30.000 năm. Và ở thế kỷ 10 ở thung lũng mở Tràng An được người dân nước Việt thêm một lần nữa tận dụng xây dựng kinh đô Hoa Lư, đắp thành, khép kín thung lũng Tràng An để phục hưng văn hóa, làm tiền đề hun đúc nên nền Văn minh Đại Việt nở rộ ở Thăng Long- Hà Nội.[3]

Trải qua hàng chục nghìn năm sống dựa vào sự che chở của núi rừng, khai thác nguồn thức ăn từ núi rừng loài người ở Tràng An đã chứng kiến nhiều biến đổi về tự nhiên, những hiện tượng lạ từ núi rừng đã gây nên sự ngạc nhiên, kinh ngạc chưa thể giải thích, tiếp tục được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được chắt lọc, được thiêng hóa và được thờ theo tín ngưỡng thờ thần, thờ những nhân vật siêu nhiên nhưng gần gũi với họ, xuất hiện hàng loạt những truyền thuyết về các vị thần núi hóa thân thành những vị tướng giúp dân giữ nước, được thiêng hóa, thánh hóa đặc biệt là các truyền thuyết về Thần Cao Sơn tìm ra cây báng chứa bột gạo giúp dân khi thiếu đói; Thần Khổng Lồ tạo ra sông ra núi, sau này hóa kiếp đầu thai thành Nguyễn Minh Không tài năng, đức độ đã gây dựng vườn thuốc sống Sinh Dược tại chùa Bái Đính chữa bệnh cứu người, gom đồng đúc chuông dựng nhiều chùa thờ phật, khi tu thiền đắc đạo có thể đi mây về gió, niệm chú cho chim lạ rơi xuống đất, ngả nón làm thuyền vượt sông cả, cho cả kho đồng nước Tống vào túi đem về đúc tứ đại khí, thò tay vào vạc dầu đang sôi vớt hàng trăm chiếc kim chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông; Thần Thiên Tôn diệt trừ yêu ma, tà đạo từ Gián Khẩu tới núi Cánh Diều; thần Quý Minh trấn trạch vùng núi Tràng An, giúp dân dựng nhà, đào hồ.

Kinh đô Hoa Lư xưa có thành đông, thành tây và thành nam. Riêng thành nam (còn gọi là Tràng An) là vùng núi non hiểm hóc là hậu cứ để rút quân. Đinh Tiên Hoàng Đế là người sùng đạo phật, từ thuở bé Vua đã được mẹ cho vào sống ở đền thờ thần Cao Sơn trong động Hoa Lư. Sau này Vua cho xây dựng ở trong kinh đô Hoa Lư nhiều chùa tháp và rất nhiều các ngôi đền để thờ các vị thần, thánh theo tín ngưỡng dân gian như đền thờ thần Quý Minh ở cửa ngõ phía nam, đền thờ thần Cao Sơn ở cửa ngõ phía tây, đền thờ thần Thiên Tôn ở cửa ngõ phía đông đường vào cố đô Hoa Lư, đền thờ thần Khổng Lồ ở cửa ngõ phía Bắc. Trải qua các thời kỳ, số lượng đền thờ các vị thần trên đã tăng lên rất nhiều và lan tỏa khắp tỉnh Ninh Bình

Phân bố các di tích thờ 4 vị thần

Ngày nay ở Ninh Bình, tồn tại rất nhiều những ngôi đền thờ 4 vị thần thánh trên tập trung quanh cố đô Hoa Lư theo 4 hướng: đông, tây, nam, bắc như:

Hướng tây - Thần Cao Sơn: Vùng đất Nho QuanTam Điệp là cửa ngõ phía tây cố đô Hoa Lư nổi bật với các ngôi đền thờ thần núi Cao Sơn như: đền Láo (Văn Phú, Nho Quan), đền Sơn Thần (Gia Thủy - Nho Quan), đền Cao Sơn (khu núi chùa Bái Đính), đình Hương Thịnh (Phú Lộc, Nho Quan), đền Vô Hốt (Lạc Vân, Nho Quan), Miếu Cao Sơn (Kỳ Phú, Nho Quan), đền Núi Hầu (Yên Thắng - Yên Mô), đền Quèn Thờ (Đông Sơn - Tam Điệp). Một số nơi khác còn thờ Cao Sơn với vai trò là một tướng của Đinh Bộ Lĩnh.

Hướng nam - Thần Quý Minh: Vùng phía tây thành phố Ninh Bình vốn là cửa ngõ phía nam cố đô Hoa Lư, khu vực này có rất nhiều nơi thờ thần Quý Minh như: đền Nội Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư), đền Dưỡng Khê, đền Đô (Ninh Nhất, Tp Ninh Bình), chùa Đẩu Long (Tân Thành, Tp Ninh Bình), đền Hiềm (Phúc Thành Tp Ninh Bình), đền làng Thiện Trạo (Ninh Sơn, Tp Ninh Bình), Đền làng Phúc Trì (Nam Thành, Tp Ninh Bình), đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư), đền Quảng Phúc (Yên Phong, Yên Mô), đền Gối Đại (Ninh Hải, Hoa Lư). Một số nơi khác thờ thần Quý Minh nhưng mang dáng dấp các vị đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc của nhà Đinh.

Hướng bắc -Đức Thánh Nguyễn: Vùng đất Gia Viễn nằm ở phía bắc cố đô Hoa Lư là quê gốc đồng thời là nơi có rất nhiều di tích thờ Đức thánh Nguyễn, dân gian ví ông với Đinh Tiên Hoàng qua câu ca: "Đại Hữu sinh Vương, Điềm Dương sinh Thánh". Những nơi có đền thờ ông tiêu biểu như: đền thờ đức Thánh Nguyễn (Gia Thắng - Gia Tiến, Gia Viễn), đình Ngô Đồng (Gia Phú, Gia Viễn), Khu di tích động Hoa Lư (Gia Hưng, Gia Viễn), đền Thánh Tô và một số di tích khác thì phối thờ ông cùng với các vị thánh khác. Điều đặc biệt ở Gia Viễn là có 2 ngôi chùa ở Gia Viễn có hẳn đền riêng thờ Nguyễn Minh Không với vai trò sáng lập chùa là núi chùa Bái Đínhchùa Địch Lộng. Nhiều ngôi chùa khác ở Ninh Bình có thần tích về ông như: chùa Nhất Trụ, động Am Tiêncố đô Hoa Lư, chùa Non Nước (Thành phố Ninh Bình) và chùa Lạc Khoái (Gia Lạc, Gia Viễn).

Hướng đông - Thần Thiên Tôn: Ở phía đông huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình có rất nhiều nơi ghi dấu tích, thần tích liên quan đến thần Thiên Tôn như: Động Thiên Tôn (thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư), núi Cánh Diều (Thanh Bình, Ninh Bình), Làng Đại Phong (Nam Bình, Ninh Bình), Đình Hàng Tổng (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư), Làng Yên Cư (Khánh Cư, Yên Khánh, chùa Phong Phú (Ninh Giang, Hoa Lư), Làng Phú Gia (Ninh Khang, Hoa Lư),...

Thăng Long tứ trấn chỉ 4 ngôi đền còn Hoa Lư tứ trấn chỉ 4 vị thần trấn trạch 4 hướng của kinh thành. Ở Thăng Long có sự tập trung đối tượng suy tôn vào 4 đỉnh là những đền thờ còn không gian văn hóa Hoa Lư thì trải đều trong không gian bao bọc kinh đô với nhiều ngôi đền cùng thờ một vị thần trấn trạch. Các nhà nghiên cứu thống kê được 7 nơi thờ thần Thiên Tôn, 15 nơi thờ các vị thần Quý Minh, 14 nơi thờ thần Cao Sơn và 23 nơi thờ Đức Thánh Nguyễncố đô Hoa Lư.

Hoa Lư tứ trấn cũng có những nét tương đồng với Thăng Long tứ trấn. Đó chính là ở các đối tượng được thờ ở những vùng văn hóa này. Cả hai nơi đều thờ 3 thần + 1 thánh. Thần là tượng trưng cho sức mạnh thiên nhiên, thánh là nhân vật lịch sử có thật với công lao phi thường được nhân dân phong thánh. Cả hai nơi đều thờ thần Cao Sơn có nguồn gốc phát tích ở Phụng Hóa (Nho QuanNinh Bình). Thần Thiên Tôn và Thần Trấn Vũ là những thiên thần xuất xứ xa xưa từ phương Bắc đến, thần Bạch Mã và thần Quý Minh là những vị thổ thần. Nếu quay vòng hệ thống Hoa Lư tứ trấn một góc 90 ngược chiều kim đồng hồ thì sẽ nhận được sự trùng lặp hình thức tín ngưỡng trên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoa_Lư_tứ_trấn http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thua... http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Ngoi-den-tho-em-... http://dantri.com.vn/c25/s20-393692/500-thuyen-ruo... http://www.laodong.com.vn/Home/Dinh-Kim-Lien/20075... http://www.ninhbinhtourism.com.vn/modules.php?name... http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/21/2010/0... http://baoninhbinh.org.vn/di-san-tin-nguongtam-lin... http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=680 http://www.hannom.org.vn/detail_search.asp?param=4...